Quản lý rừng bền vững: kinh nghiệm từ thực tiễn

Mục tiêu chính của quản lý rừng bền vững (QLRBV) là nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả quản lý của chủ rừng nhằm khai thác tối đa và bền vững các lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội từ rừng. Tuy nhiên, hiện nay cả nước mới có khoảng gần 250 nghìn ha rừng được cấp chứng chỉ rừng. Diện tích này chưa đạt 1/2 diện tích theo kế hoạch đặt ra trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 (Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007) và Đề án thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2016 – 2020 (Quyết định số 83/QĐ-BB-TCLN ngày 12/01/2016).

Bên cạnh những rào cản về kỹ thuật trong việc tuân thủ theo nguyên tắc và tiêu chí về quản lý rừng bền vững nhằm áp dụng thành công chứng chỉ rừng, thì trình độ và sự hiểu biết về QLRBV và chứng chỉ rừng (CCR) của các chủ rừng còn rất hạn chế. Do đó, để các chủ rừng có thể tiếp cận với QLRBV và CCR tương đối mới này, dưới đây dưới thiệu một số vấn đề các chủ rừng cần thực hiện để đáp ứng được các nguyên tăc và tiêu chí về QLRBV. Những kinh nghiệm này, được các cán bộ của Viện Sinh thái rừng và Môi trường tổng kết trong quá trìn h hỗ trợ kỹ thuật cho một số chủ rừng tại các tỉnh Lào Cai, Lâm Đồng, Hà Tĩnh thực hiện QLRBV và CCR, bao gồm:

I. TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC

Khi thực hiện QLRBV, tất cả cán bộ và người lao động của chủ rừng đều phải được đào tạo nâng cao năng lực để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao. Tùy vào vị trí việc làm của cán bộ và người lao động để tham gia các khóa đào tạo phù hợp. Các nội dung đào tạo cần được thực hiện bao gồm:

  1. Về QLRBV và CCR: Tổng quan về QLRBV và CCR; Nguyên tắc, tiêu chuẩn và tiêu chí của QLRBV; Chính sách pháp luật và các điều ước có liên quan mà Việt Nam tham gia ký kết.

H1. Tập huấn nâng cao năng lực về QLRBV tại  CTLN  Lâm nghiệp Bảo Lâm, Lâm Đồng

  1. Về quyền của người lao động và quan hệ với cộng đồng địa phương: Tuyển dụng, quản lý, đào tạo lao động; Các chính sách gắn với quyền lợi người lao động; Các vấn đề liên quan đến tham vấn, quan hệ cộng đồng, giải quyết mâu thuẫn, quyền của người dân địa phương,…
  2. Về an toàn trong lao động, sản xuất: Yêu cầu về an toàn lao động và bảo hộ lao động đối với tất cả các hoạt động lâm nghiệp của chủ rừng, kể cả hoạt động của nhà thầu phụ.
  3. Về xây dựng các quy trình, kỹ thuật QLRBV: Quản lý, bảo vệ rừng; Chọn giống, gieo ươm, trồng và chăm sóc rừng; Điều tra rừng, xây dựng bản đồ; Quản lý sâu bệnh hại, sử dụng hóa chất, rác thải, chất thải,…; Khai thác tác động thấp; Quản lý rừng có giá trị bảo tồn cao; Quản lý các loài cây ngoại lai và biến đổi gen; ….

H2. Tham vấn người dân trong quá trình thực hiện QLRBV tại  CTLN  Lâm nghiệp Di Linh, Lâm Đồng

  1. Về Phương án QLRBV: Xây dựng Phương án QLRBV theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 về quản lý rừng bền vững; Hướng dẫn cập nhật phương án, điều chỉnh phương án dựa trên kết quả giám sát, đanh giá.

H3. Tập huấn khai thác tác động thấp tại Công ty TNNH MTV Lâm nghiệp Di Linh, Lâm Đồng

II. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QLRBV

Cùng với việc thực hiện phương án quản lý rừng bền vững, các chủ rừng cần phải thực hiện giám sát, đánh giá. Các nội dung của giám sát và đánh giá bao gồm:

- Chủ rừng cần phải xác định các hoạt động cần phải giám sát và đánh giá.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát cho các hoạt động. Các hoạt động giám sát phải có mẫu biểu cụ thể kèm theo thể hiện được nội đung giám sát, thời điểm giám sát, địa điểm giám sát, chỉ tiêu cần thu thập trong quá trình giám sát,….

- Xây dựng các quy trình, hướng dẫn giám sát và các mẫu biểu thực hiện trên thực tế tại hiện trường.

III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÀI LIỆU VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU

  1. Xây dựng, tập hợp tài liệu, hồ sơ:

H4. Sắp xếp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu tại CTLN Lâm nghiệp Bảo Lâm, Lâm Đồng

- Các tài liệu liên quan đến đất đai, hiện trạng rừng của chủ rừng: Quyết định giao đất, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ ranh giới chủ quản lý, …..

- Các tài liệu liên quan đến tổ chức nhân sự, hành chính: Quyết định thành lập tổ chức; Quy chế nội bộ; Quy chế tuyển dụng, đào tạo; Bảng lương; Bảo hiểm; Hợp đồng lao động; Hóa đơn thuế, phí có liên quan; Báo cáo tài chính;…

- Hồ sơ, tài liệu các báo cáo chuyên đề:  Điều tra rừng; Đánh giá tác động môi trường; Đánh giá tác động xã hội; Xác định rừng có giá trị bảo tồn cao; Sinh cảnh dễ bị tổn thương. Các báo cáo này phải được cập nhật hàng năm dựa trên kết quả giám sát, đánh giá.

- Phương án QLRBV, kế hoạch tập huấn, kế hoạch khai thác, kế hoạch trồng rừng, kế hoạch thực hiện chi trả DVMTR, kế hoạch sản xuất kinh doanh, v.v.

- Hồ sơ liên quan đến nhà thầu phụ: Hợp đồng  thầu khoán, thuê khoán lao động, bảng lương, bảng chấm công, tập huấn, bảo hộ lao động, giám sát liên quan đến nhà thầu, lao động thuê khoán.

- Các tài liệu khác: Hồ sơ đào tạo, tập huấn; hồ sơ thiết kế trồng rừng; thiết kế khai thác; giám sát tăng trưởng rừng;…..

Các hồ sơ này cần được xây dựng, tập hợp theo để trở thành các mình chứng theo từng chỉ số, tiêu chuẩn và nguyên tắc của QLRBV.

  1. Lưu trữ, tài liệu, hồ sơ:

Chủ rừng cần phải lưu trữ tài liệu hồ sơ thành các thư mục/xếp tài liệu theo Nguyên tắc (10 nguyên tắc theo tiêu chuẩn FSC) để đảm bảo việc tìm kiếm tài liệu minh chứng một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất.

IV. CHUẨN BỊ HIỆN TRƯỜNG

  1. Hiện trường sau khai thác: cần đảm bảo các yêu cầu bao gồm: Cây được khai thác đúng yêu cầu kỹ thuật trong khai thác tác động thập; Đường vận xuất, vận chuyển đúng theo thiết kế khai thác và không làm tổn hại nghiêm trọng đến đất; hiện trường không có rác thải; không có vết dầu nhớt,…..

H5. Kiểm tra hiện trường trồng rừng tại CTLN Đơn Dương, Lâm Đồng

  1. Hiện trường trổng rừng: cần đảm bảo đúng yêu cầu như đối với hiện trường sau khai thác và hố đào trồng rừng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; phải có biện pháp đối với nhưng nơi có độ dốc lớn; hạn chế tối đa các tác động đến môi trường trong quá trình chuẩn bị hiện trường trồng rừng.
  2. Hiện trường khai thác: cần đảm bảo các yêu cầu gồm: khai thác đúng với thiết kế; công nhân khai thác phải mang đầy đủ bảo hộ lao động, được tập huấn về kỹ thuật khai thác tác động thấp; quá trình khai thác không gây tổn hại đến môi trường, đa dạng sinh học;…
  3. Hiện trường vườn ươm: cần đảm bảo các yêu cầu gồm: không dùng các hóa chất độc hại bị cấm bởi Việt Nam, WHO, FSC; Các đụng cụ vườn ươm phải được cất giữ và bảo quản đúng quy định; Phải có thùng đựng rác hữu cơ, hóa chất, rác khó phân hủy riêng biệt; công nhân vườn ươm phải đầy đủ bảo hộ lao động và phải được đào tạo tập huấn về các vấn đề liên quan như sử dụng hóa chất, an toàn lao động, sơ cấp cứu,….

Ngoài việc chuẩn bị các hiện trường trên thì người lao động, công nhân làm việc trên hiện trường cần được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo từng hoạt động; biết và thực hiện đầy đủ các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động, sơ cấp cứu. Nếu các hoạt động mà người lao động, công nhân phải ở lại rừng thì phải được đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về lán trại.

H6. Kiểm tra hiện trường khai thác tại CTLN Đơn Dương, Lâm Đồng

 

 

Đăng ký nhận thông tin

Đăng ký để nhận các thông tin cập nhật mới nhất về các sản phẩm của chúng tôi