NHIỆM VỤ XÁC ĐỊNH CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG VÀ CÁC BẢNG TRA CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG TỈNH NINH BÌNH
Nằm ở phía Nam của đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là một trong những địa phương sở hữu diện tích rừng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu và yếu tố con người, nguy cơ cháy rừng tại đây vẫn luôn tiềm ẩn. Để ứng phó hiệu quả, nhiệm vụ “ Xác định cấp dự báo cháy rừng và các bảng tra cấp dự báo cháy rừng tỉnh Ninh Bình” đã được triển khai với sự tham gia củaCông ty Cổ phần Thương mại Công nghệ Xuân Mai Green. Nhiệm vụ này đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ rừng và phát triển bền vững địa phương.
Nguy cơ cháy rừng tăng cao do biến đổi khí hậu
Theo thống kê, Ninh Bình hiện có tỷ lệ che phủ rừng đạt 19,62% (năm 2023), tập trung chủ yếu ở các khu vực núi đá vôi. Tuy nhiên, khí hậu khắc nghiệt với các đợt hạn kéo dài vào mùa đông và mùa hè khiến nguy cơ cháy rừng tăng cao. Giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 10 năm 2024, tỉnh ghi nhận 30 vụ cháy, gây thiệt hại tới 8,795 ha, trong đó chủ yếu là rừng trồng keo, bạch đàn và rừng tự nhiên trên núi đá.
Địa hình đặc thù với nhiều khu vực có độ dốc lớn cũng khiến việc kiểm soát và chữa cháy gặp khó khăn. Những cánh rừng trên núi đá vôi thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nhiệt độ cao và gió khô, làm tăng nguy cơ phát sinh các vụ cháy lớn.
Kết quả đã đạt được trong triển khai nhiệm vụ
1. Xác định mùa cháy rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Trên cơ sở đặc điểm khí hậu thời tiết và tình hình thực tế cho thấy, mùa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gồm 2 mùa: mùa nắng nóng bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm và mùa hanh khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
Việc xác định cụ thể thời điểm này giúp tỉnh chủ động trong việc lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó, giảm đáng kể thiệt hại.
2. Xác định cấp dự báo nguy cơ cháy rừng (chỉ số P)
Cấp dự báo cháy rừng theo quy định chung là 5 cấp: Cấp I (Thấp); cấp II (Trung bình); Cấp III (Cao); Cấp IV (Nguy hiểm) và Cấp V (Cực kỳ nguy hiểm).
Chỉ số P tổng hợp cho từng cấp cháy rừng của tỉnh Ninh Bình được hiệu chỉnh trên sơ sở cấp dự báo cháy rừng đã được xây dựng chung cho miền Bắc dựa theo điều kiện tự nhiên và đặc điểm của rừng tại tỉnh Ninh Bình. Việc Xác định chỉ số P cho các cấp dự báo cháy rừng giúp đánh giá nhanh mức độ nguy cơ cháy rừng theo thời gian thực, hỗ trợ các lực lượng chức năng trong việc cảnh báo và triển khai biện pháp phòng chống phù hợp.
Bảng tra cấp dự báo cháy rừng tỉnh Ninh Bình
Cấp cháy rừng
Chỉ số P
Nhóm trạng thái rừng III
Nhóm trạng thái rừng II
Nhóm trạng thái rừng I
Tổng hợp
I
P<1552
P<1750
P<1850
P<1717
II
1552≤P<3105
1750≤P<3500
1850≤P<3700
1717≤P<3435
III
3105≤P<4657
3500≤P<5250
3700≤P<5550
3435≤P<5152
IV
4657≤P<6210
5250≤P<7000
5550≤P<7400
5152≤P<6870
V
P≥6210
P≥7000
P≥7400
P≥6870
Bảng tra chỉ số Pi hai nhân tố được thiết kế riêng cho đặc điểm địa hình núi đá vôi và khí hậu tại Ninh Bình. Bảng tra được xây dựng dựa vào nhiệt độ không khí (To) và độ ẩm không khí (W%) lúc 13 giờ hằng ngày giúp đánh giá chính xác mức độ nguy cơ cháy trong từng thời điểm. Đây là công cụ hỗ trợ quan trọng, nâng cao độ tin cậ y của hệ thống dự báo và hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời.
Định hướng tương lai bền vững
Nhiệm vụ này không chỉ giúp bảo vệ rừng trước nguy cơ cháy mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn môi trường sinh thái và phát triển bền vững tại Ninh Bình. Với sự chung tay của các đơn vị như Xuân Mai Green và các cơ quan chức năng, tỉnh Ninh Bình đang từng bước khẳng định vị thế tiên phong trong ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn cho tài nguyên thiên nhiên và đời sống người dân.